T.N.Đ

Nhà cây hồng

About

Chia sẻ Thiền và trải nghiệm sống.

Available on

Community

141 episodes

69. Đẹp

Đẹp, có đẹp là có hạnh phúc (vị ngọt). Đẹp sắc là lớp đẹp ngoài cùng của năm lớp đẹp: Sắc, Đạo, Tâm, Tuệ và Giải thoát. Trong vị ngọt của đẹp sắc luôn có cay đắng và hiểm nguy. Sợ hãi, đau thương, ngu si và kiêu mạn luôn như bóng theo hình bên trong tâm chấp thủ đẹp sắc. Biết được vị ngọt và sự hiểm nguy bên trong đẹp sắc một cách trọn vẹn, người biết sẽ không dừng lại ở cái đẹp mắt nhìn. Người ấy sẽ đi tới cái đẹp của đạo đức, tâm định, trí tuệ và giải thoát. Người ấy không còn giới hạn mình và ngu muội mình trong cái đẹp sắc nữa. Người ấy sẽ đưa cái đẹp của mình đi về vĩnh cữu, một cái đẹp mà khi mình đẹp người cũng đẹp, một cái đẹp mà khi mình có, muôn loài sẽ có hoà bình, hạnh phúc và thương yêu.

6m
Mar 30
68. Cảm xúc

Nếu bạn có thể thở được những hơi thở có ý thức (chánh niệm), nhận biết được cảm xúc trong mình, hiểu rõ cảm xúc sinh khởi, tồn tại và biến chuyển như chính nó, bạn sẽ nhìn thấy thông điệp tinh thần mà cảm xúc đó mang lại.

6m
Mar 30
67. Mặc cảm

Ngày còn bé, chúng ta rất hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện. Không có mặc cảm, thù hận, phân biệt chủng tộc và cố chấp niềm tin gì cả. Nhưng khi lớn lên, bao nhiêu mặc cảm, phân biệt, thù hận và cố chấp kéo về. Cái trong sáng, hồn nhiên và thánh thiện của chúng ta bị bóp méo bởi những giá trị, niềm tin, nhận thức và trải nghiệm sống. Trong môi trường nào ta lớn lên, giá trị, niềm tin, nhận thức và trải nghiệm sống của môi trường đó tự nhiên trở thành cái tôi cá nhân và cái tôi tập thể của ta. Tư duy và hành động của ta cũng tự nhiên bị dẫn dắt bởi cái tôi cá nhân và tập thể đó. Mặc cảm về gia cảnh, nhân tướng, giáo dục, tôn giáo, quốc gia, sắc tộc lớn lên trong ta. Những hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện bị thay thế bởi những mặc cảm. Dòng sông mặc cảm hơn, kém, bằng; đẹp, xấu; có giáo dục, không giáo dục; có tín ngưỡng, không tín ngưỡng; giàu, nghèo; văn minh, không văn minh, như bão lũ kéo qua đời ta, nhận chìm ta trong thù hận, cực đoan, kiêu ngạo và tự khổ.

6m
Mar 12
66. Nóng giận

Khi chúng ta nóng giận, chúng ta thường cho mình một lý do nào đó. Tại cái a, tại cái b nào đó nên chúng ta mới nóng giận. Cái ý thức bản ngã không bao giờ cho phép chúng ta sai lầm. Chúng ta sẽ hợp thức hoá hết những gì có thể hợp thức hoá để giải thích cho nóng giận của chúng ta. Lâu ngày, chúng ta mặc định nóng giận như một bản năng và vô thức để cho năng lượng tiêu cực của nóng giận tàn phá thân thể, tâm hồn, cũng như tình yêu, quan hệ và sự nghiệp.

6m
Mar 12
65. Mới

Mỗi ngày đều mới. Mỗi giây phút đi qua đều mới. Con người và thế giới luôn mới và luôn sinh ra. Mới và sinh ra trong từng sát-na sống động và kỳ diệu. Từ thế giới vật chất cho đến thế giới tâm tư, không có một cái gì bất biến hay đứng yên. Cơ hội làm đẹp và làm mới luôn có đó cho tất cả. Tuỳ vào mức độ buông xuống, người ta sẽ thấy MỚI ngay trong tâm và trên thân chính mình.

7m
Mar 12
64. Nghiệp

Sự khác biệt giữa những con người với nhau trong đời sống là một bí ẩn lớn của nhân loại. Tại sao có người mới sinh ra đã chết? Tại sao có người quá may mắn và có người quá bất hạnh trong đời? Sự khác biệt về tài sản, quyền lực, gia thế, thanh danh, nhân tướng, trí tuệ và đạo đức từ đâu mà có? Rất nhiều và rất nhiều sự khác biệt giữa những con người.

11m
Mar 12
63. Ái dục

Bất cứ ai, dù màu da, tôn giáo, địa vị, học vấn hay quyền lực như thế nào, khi say mê và chìm đắm trong năm dục đều có kết thúc chung là u tối và khốn khổ. Ái dục không chỉ nhận chìm con người trong khổ đau hiện kiếp. Ái dục còn làm con người bị động tái sinh. Nghiệp nhân từ lời nói, ý nghĩ và hành vi mê mờ, bất thiện do ái dục làm duyên sẽ đẩy đưa con người đi qua vô số kiếp bất hạnh trong nhiều hình thức sống.

4m
Mar 12
62. Như ý

Mọi hiện hữu đều không bao giờ như ý muốn. Khổ đau vì không như ý muốn luôn có mặt và phát sinh bất cứ lúc nào. Ngay cả thân và tâm con người cũng không theo ý muốn chủ quan của con người được. Con người bị động và rất đáng thương. Chỉ khi nào nhận thức được sự thật không như ý và không còn mong muốn như ý nữa thì như ý mới bắt đầu có.

4m
Mar 12
61. Hiểu mình

“HIỂU MÌNH” sẽ cho ta cơ hội dám nhìn ta, dù có tầm thường, có trần trụi thế nào. Ta nhìn ta chân thành để hiểu ta. Nhìn thẳng, dũng cảm để ta có thể hiểu được ta ở chiều sâu nhất. Hiểu rồi chấp nhận. Chấp nhận rồi có giải pháp. Có giải pháp rồi quyết tâm thực hiện để cải biến tự thân, hướng đến những gì ta thấy tốt đẹp mà ta cần hướng đến. Một sự tốt đẹp trọn vẹn cho ta, người và thế giới.

7m
Mar 11
60. Nó như là nó

Nhìn lại và nhìn sâu vào bản chất “nó như là nó”, chúng ta thấy từ con người cho đến các sinh thể sống khác đều mang trong nó khả tính tự do tồn tại và phát triển theo cách rất riêng. Nó chịu trách nhiệm chính nó. Nó phát triển cuộc đời theo khả tính của nó. Điều kiện tốt đẹp nào cũng chỉ dừng lại ở điểm dừng trợ lực. Nó vẫn phải làm việc như là nó. Sự tốt đẹp chỉ đến với nó khi nó biết tiếp thu và chuyển hoá bên trong chính nó. Nó là ai, là sinh thể nào, cũng đều tự mình đi theo một lối riêng.

5m
Mar 11
59. Thời gian

Chúng ta, nếu không muốn hối tiếc, khổ đau, bất an và lo sợ ở một ngày gần, suy ngẫm về thời gian, nhận thức về thời gian và có những hành động thiết thực khi mình còn có thời gian là điều không thể không thực hiện. Một ngày trì hoãn sẽ là một ngày thâm hụt. Thời gian trôi chảy không chờ đợi. Mọi thứ, bao gồm sức khoẻ thân xác và năng lượng tinh thần, cũng trôi chảy không chờ đợi. Hạnh phúc, bình an, yêu thương, tự do và thiện đẹp nếu hôm nay không thực hiện thì đừng mong gì nó sẽ được thực hiện ở ngày mai.

4m
Mar 11
58. Suy nghĩ tích cực

Thay vì chúng ta oán trách và bi quan, chúng ta học làm mới và làm đẹp hành vi, ngôn ngừ và suy nghĩ thì tốt hơn. Thành thật và thận trọng trong nói năng, làm việc và suy nghĩ của mình, đặc biệt là suy nghĩ. Một khi suy nghĩ biến thành cảm xúc, thế giới vô thức (tiềm thức) của chúng ta sẽ ngày đêm làm việc, lời nói và hành động của chúng ta cũng được định hướng theo suy nghĩ, mọi tốt đẹp và hơn thế nữa bắt đầu có mặt từ nhạt đến đậm trong ta và quanh ta. Một kết quả thành công và có hạnh phúc ở chừng mực nào đó, chúng ta có thể thấy và cảm được ngay trong ta và ngay trong chính kiếp sống này.

4m
Mar 11
57. Thân yêu và đau khổ

Yên lặng, dũng cảm và biết tự hỏi một chút, chúng ta không khó để tự nghiệm được sự thật tồn tại biện chứng giữa thân yêu và đau khổ qua câu chuyện trên, nhất là tính chân lý trong câu nói của Đức Phật: “Những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có một trăm sự đau khổ! Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.”

4m
Mar 11
56. Phán xét

Đức Phật Gotama, nói về phán xét, từng khuyên học trò mình: “Này Ananda, chớ có làm người đo lường (phán xét) các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố chôn mình là người đi làm sự đo lường các hạng người” (Kinh Migasala, Tăng Chi Bộ IV).

4m
Mar 11
55. Thiện

Thiện là nền tảng của hoà bình và hạnh phúc. Có tôn giáo hay không tôn giáo, thiện tính vẫn luôn là yếu tố quyết định nhân phẩm một con người. Triết gia Kant còn xem thiện là một mệnh lệnh tuyệt đối. Với ông, một người muốn tốt đẹp cho tự thân và xã hội, người ấy không thể không hành động dựa trên lương tâm.

4m
Mar 11
54. Tham

Tham là nguyên nhân của đau khổ. Ở mức độ cá nhân, tham sẽ làm con người mất nhân tính, thiếu sáng suốt và cuồng loạn trong các dục. Ở mức độ tập thể, tham sẽ kích hoạt những bất thiện trong xã hội. Hành động bạo lực, lời nói gian ác và suy nghĩ tổn hại sẽ tăng trưởng. Kết quả, cá nhân lo sợ, xã hội bất an, chiến tranh xảy ra, thiên tai lên tiếng và dịch bệnh kéo về. Sự sống của con người trên hành tinh xanh lúc này thay đổi lớn. Người chết trên quy mô lớn sẽ xảy ra.

4m
Mar 11
53. Thành công

Thành công không bao giờ chỉ có một. Thành công nào có hạnh phúc và thành công nào có kết nối với chính mình đều là thành công. Mức độ hạnh phúc và chiều sâu kết nối sẽ cho chúng ta biết, mà không phải ai khác, chúng ta có thực sự thành công hay không trong chính cuộc đời mình.

4m
Mar 11
52. Sống ở rừng

Khi bước những bước chân yên lặng trong rừng, chúng ta có cảm giác rất bình an và thư giản. Cái thế giới trật tự phi trật tự của rừng làm tâm trí chúng ta có giải thoát. Lo âu, căng thẳng hay cô đơn biến mất hoặc còn rất ít. Những kết nối với sự sống sinh động dần phục hồi. Chúng ta biết mình không chỉ là mình nữa. Mình và rừng (thiên nhiên) có nhau, không thể tách rời được. Rừng là thầy thuốc, là mẹ hiền và là tình yêu lớn. Rừng có thể trị liệu và chữa lành những thương đau thân xác và tâm hồn. Rừng cho chúng ta Phytoncides (tinh dầu gỗ), giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Rừng cho chúng ta Tecpen (rừng thông), giúp làm giảm stress và dịu các chứng viêm. Không khí tĩnh lặng của rừng giúp ổn định hệ thần kinh. Hít thở không khí trong rừng còn làm giảm mức Cortisol và β-pinen, giúp cải thiện giấc ngủ và giảm trầm cảm.

5m
Mar 11
51. Tĩnh lặng

Một lúc nào đó, anh chị em thử ngồi thật yên. Ngồi thở và thư giản. Không mục đích và không kế hoạch gì hết. Chỉ thở có ý thức và nghe sự tĩnh lặng của tâm trí và sự sống. Thở thật tự do và cảm nhận cũng thật tự do cái rung động tĩnh lặng trong từng tế bào sống. Thở, cảm nhận tĩnh lặng và để cho tâm trí cũng như thân xác được nghỉ ngơi và tĩnh lặng như chính nó. Tôi và của tôi không có gì quan trọng nữa. Người và của người cũng không có gì bận tâm nữa. Chỉ thở, tĩnh lặng và thênh thang.

3m
Mar 11
50. Nhân duyên

Rồi một ngày nào đó, chúng ta cũng sẽ hiểu ra “Cái này có thì cái kia có; Cái này không thì cái kia không; Cái này sanh thì cái kia sanh; Cái này diệt thì cái kia diệt.”[1] Chúng ta sẽ thấy được nhân duyên gặp gỡ, nhân duyên chia ly, nhân duyên hiện hữu, nhân duyên thành công, nhân duyên hạnh phúc, nhân duyên khổ đau và cả nhân duyên giác ngộ. Mọi thứ từ tự thân cho đến ngoại giới, từ cảm xúc cho đến hành động, không có gì đơn độc diễn ra và duy nhất tồn tại. Mọi thứ diễn ra theo nhân đã gieo, duyên đang nhận và quả đến thời. Mọi thứ thật vừa đủ để có mọi thứ. Không một ý chí chủ quan nào, dù là Phật hay Thượng đế, có thể làm mọi thứ biến đổi nếu chưa đủ nhân duyên.

7m
Mar 11
49. Sống

Buổi sáng thức dậy thấy mình còn thở, hạnh phúc quá. Còn thở có nghĩa là còn sống, còn có thể ý thức về chính mình, gia đình, người thân, quê hương và muôn loại. Thở là tín hiệu của sự sống. Con người hiện hữu trên cuộc đời này, có gì quan trọng hơn được sống! Tài sản, sắc đẹp, danh thơm và quyền thế... đâu có ở cùng với người chết. Những cái đó con người phấn đấu một đời để có được đều vô nghĩa nếu họ không còn sống. Sống mới quan trọng.

4m
Mar 11
48. Sợ

Từ khi biết tự nhận thức, ta thấy ta và người quanh ta có rất nhiều nỗi sợ trong đời. Sợ đi với khổ. Sợ nghèo, sợ bệnh, sợ già, sợ chết, sợ cô đơn, sợ không được tôn trọng, sợ không đủ quyền, sợ kém thanh danh, sợ trộm cướp, sợ tai nạn, sợ mọi thứ thay đổi không kiểm soát được… Sợ và rất nhiều nỗi sợ bao quanh kiếp sống.

8m
Mar 11
47. Im lặng

Thông thường, anh chị em ít để ý đến sự im lặng. Nhiều anh chị em còn có thể sợ hãi trong thế giới im lặng. Thật ra, khi mình chủ động im lặng được, mình bắt đầu thấy im lặng là điều kỳ diệu của sự sống. Mình không chỉ thưởng thức được im lặng mà còn để cho im lặng trị liệu xác thân và tâm thức mình.

9m
Feb 24
46. Vô thường

Sự thấu hiểu vô thường và bản chất của hiện hữu cho chúng ta thêm sự yên lặng tâm trí. Chúng ta buông xuống được ước muốn vĩnh hằng, lòng tham sở hữu, cảm xúc yêu ghét và sợ hãi bất toàn. Thế giới bây giờ nó như là nó, trong đó có chúng ta. Chúng ta bước vào từng cấp độ vi tế của tâm an tĩnh được gọi là Thiền định. Chúng ta chạm tới “vô sự”, chạm tới “tự do”, chạm tới thế giới “một trong tất cả và tất cả trong một”. Tâm chúng ta có giải thoát và chúng ta biết rõ tâm chúng ta có giải thoát.

4m
Feb 23
45. Tuỳ tiện

Đức Phật Gotama nói: Tất cả các tốt đẹp (thiện pháp) đều lấy không tuỳ tiện (không phóng dật) làm căn bản, làm điểm quy tụ. Không tuỳ tiện được xem là nền tảng tốt đẹp cho những tốt đẹp. Không tuỳ tiện sẽ đưa đến chứng đắc và tồn tại hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau. Ngài đôi lúc còn nhấn mạnh với các học trò: Không tuỳ tiện là đường sống; Tuỳ tiện là đường chết. Người không tuỳ tiện, tâm sẽ định tĩnh và đạt được an lạc lớn.

3m
Feb 23
44. Tự mình

Học tự mình trách nhiệm. Học tự mình trả lời khổ đau và hạnh phúc cho mình. Học tự mình cô đơn và tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng, cô đơn, trách nhiệm, tự hỏi và trả lời, mình mới có thể xử lý được cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức. Lúc xử lý được cảm xúc, tâm tư, ký ức và nhận thức, cũng là lúc mình sẽ sử dụng được tiềm lực IQ và giải phóng được sức mạnh DNA của chính mình. Mình trở nên trọn vẹn, không phải mong đợi, từ bên ngoài cho đến bên trong.

4m
Feb 23
43. Trở về không

TRỞ VỀ KHÔNG là một cách chúng ta thiết lập lại những gì đã được lập trình từ quá khứ. Không có ai và cũng không tại ai mang đến cho ta bất cứ thứ gì ngoại trừ sự chiêu cảm tâm thức bên trong ta với những nhân duyên tương ứng bên ngoài. Thanh lọc bên trong, bên ngoài tự nhiên sẽ được thanh lọc. Hoàn cảnh của chúng ta sẽ được thanh lọc tuỳ theo mức độ chúng ta TRỞ VỀ KHÔNG.

5m
Feb 23
42. Thương

Thương nhau lẽ ra mang đến cho nhau nhiều an vui, nhưng trải nghiệm của mình và cả người mình thương dường như cho thấy kết quả ngược lại. Mình không cảm được người kia thương mình và người kia cũng không cảm được mình thương người kia. Có vẻ như mình đang thương mình và người kia chỉ đang thương người kia. Vì thế, nhiều lúc người kia nói thương mình và mình cũng nói thương người kia, nhưng tự thân cả hai lại cảm thấy cô đơn, không có tự do và hạnh phúc thật sự.

4m
Feb 23
41. Trải nghiệm

Trải nghiệm rất quan trọng để đi tới tự do và đạo đức. Độ sâu của trải nghiệm sẽ đưa đến độ sâu của hiểu biết. Độ sâu của hiểu biết sẽ đưa đến độ rộng của lựa chọn. Độ rộng của lựa chọn đưa đến độ lớn của tự do và độ lớn của tự do sẽ đưa đến độ dầy của đạo đức.

5m
Feb 23
40. Tiêu thụ

Tiêu thụ nhiều, lệ thuộc nhiều. Lệ thuộc nhiều, khổ đau nhiều. Thời đại sản xuất công nghiệp và truyền thông đa phương tiện ngày nay đã cho thấy con người ngày càng lệ thuộc nghiêm trọng vào tiêu thụ. Từ tiêu thụ hàng hoá cho đến tiêu thụ tin tức và các loại nội dung số khác. Đến một ngày nào đó, sự lệ thuộc quá mức vào tiêu thụ không được kiểm soát, rối loại tâm trí, bùng nổ bệnh tật và huỷ diệt hệ sinh thái (bao gồm loài người) là điều không thể tránh khỏi.

5m
Feb 22